Cách xét nghiệm ADN thai nhi thường được chỉ định khi gia đình có mong muốn xác định mối quan hệ huyết thống cha con. Hiện nay, có 3 phương pháp thường được áp dụng đó là: Xét nghiệm ADN bằng chọc ối, xét nghiệm ADN bằng sinh thiết nhau thai và tách chiết cffADN. Vậy phương pháp nào tốt nhất, cho kết quả chính xác và an toàn nhất? Mẹ bầu hãy tham khảo chi tiết trong bài viết sau.
1. Xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn chọc ối
Xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn chọc ối là phương pháp nhằm xác định mối quan hệ huyết thống cha-con thông qua việc phân tích và so sánh các mẫu ADN của con có trong nước ối của thai phụ và mẫu ADN của cha.
Quy trình thực hiện
Chọc ối là thủ thuật xâm lấn đòi hỏi độ chính xác cao nên người thực hiện cần phải có chuyên môn, kinh nghiệm và tuân theo quy trình nghiêm ngặt. Phương pháp này thường được thực hiện theo quy trình sau:
- Siêu âm: Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm để xác định vị trí chọc ối. Đảm bảo an toàn, tránh chạm phải thai nhi.
- Chọc ối: Sau khi đã xác định được vị trí, bác sĩ dùng kim tiêm rỗng, chọc vào và rút dần dịch nước ối cho tới khi thu được 3-5 ml. Rồi chuyển sang ống an toàn để tiến hành phân tích ADN.
Độ chính xác
Xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn chọc ối có độ chính xác khá cao, đạt 98 – 99%.
Mức độ nguy hiểm với bào thai
Chọc ối là phương pháp có xâm lấn nên sẽ có những nguy cơ gây ra rủi ro và biến chứng trong quá trình tiến hành. Một số biến chứng mà thai nhi và mẹ có thể gặp như: sảy thai, rò rỉ nước ối, nhiễm trùng, chấn thương kim. Tỷ lệ thai phụ gặp biến chứng sau khi thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn chọc ối là 0.2% (cứ 500 người thì có 1 người gặp biến chứng).
Chi phí thực hiện
Mức giá cụ thể của thủ thuật chọc ối sẽ phụ thuộc vào từng bệnh viện và bác sĩ thực hiện. Chi phí thực hiện chọc ối sẽ nằm trong khoảng 5 – 10 triệu đồng cho cả 2 mẫu thực hiện.
Thời gian có thể thực hiện
Phương pháp được tiến hành khi thai nhi đạt 15 – 20 tuần tuổi để đảm bảo an toàn. Thai phụ tuyệt đối không chọc ối sớm sẽ làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm. Nếu chọc ối quá muộn khi thai nhi phát triển lớn hơn sẽ gây khó khăn và kim dễ chọc vào người bé.
2. Xét nghiệm ADN thai nhi bằng sinh thiết nhau thai
Xét nghiệm ADN thai nhi bằng sinh thiết nhau thai còn gọi là sinh thiết gai nhau. Đây là phương pháp xác định mối quan hệ huyết thống cha-con thông qua so sánh và phân tích mẫu ADN của thai nhi lấy từ mô bánh nhau tử cung của người mẹ với mẫu của người cha.
Quy trình thực hiện
- Siêu âm: Bác sĩ sử siêu âm cho thai phụ để thấy hình ảnh tử cung, bánh nhau, thai nhi trên màn hình và xác định vị trí đưa kim vào lấy mẫu sinh thiết nhau thai. Trong quá trình siêu âm, bác sĩ đồng thời kiểm tra nhịp tim của thai nhi để đảm bảo an toàn.
- Lấy mẫu: Khi đã xác định được vị trí, thai phụ sẽ được sát khuẩn và gây tê tại chỗ. Sau đó, bác sĩ dùng kim đưa vào bụng và tử cung, tới nhau thai để lấy mẫu. Kết thúc quá trình lấy mẫu, bác sĩ kiểm tra lại các chỉ số nhịp tim của thai nhi, nhịp tim, huyết và nhịp thở của thai phụ để theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé.
Độ chính xác
Độ chính xác của phương pháp này đạt 98 – 99%.
Mức độ nguy hiểm với bào thai
Tỷ lệ bị biến chứng sảy thai của sinh thiết gai rau là 0.2%. Ngoài ra, một số biến chứng ít gặp khác có thể xảy ra là xuất huyết âm đạo, rỉ ối, nhiễm trùng.
Chi phí thực hiện
Chi phí cho xét nghiệm ADN thai nhi bằng sinh thiết nhau thai nằm trong khoảng 5-10 triệu đồng tùy thuộc vào từng nơi thực hiện.
Thời gian có thể thực hiện
Xét nghiệm sinh thiết gai rau được thực hiện khi thai nhi đạt 12-14 tuần tuổi. Vì đây là thời điểm vị trí bánh nhau thuận lợi nhất. Nếu thực hiện sinh thiết sớm (9 tuần tuổi) hơn sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị dị tật chân và tay sau khi chào đời.
3. Cách xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn
Xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn là phương pháp xét nghiệm có mục đích xác định huyết thống cha-con. Thông qua mẫu phân tích ADN lấy từ mẫu máu của người mẹ và mẫu ADN của người cha.
Quy trình thực hiện
Bác sĩ sẽ lấy 7 – 10ml máu của người mẹ và tách chiết cffADN thai nhi. Sau đó, phân tích và so sánh ADN của người cha.
Độ chính xác
Độ chính xác của phương pháp này rất cao, đạt tới 99,9% thậm chí là 100%.
Mức độ nguy hiểm với bào thai
An toàn với cả mẹ và thai nhi vì phương pháp này không xâm lấn vào tế bào thai. Chỉ sử dụng máu tĩnh mạch của mẹ để định lượng.
Chi phí thực hiện
Chi phí khoảng 5 – 20 triệu đồng tùy mong muốn của gia đình.
Thời gian có thể thực hiện
Đây là phương pháp an toàn nên có thể thực hiện sớm. Ngay từ tuần thứ 7 của thai kỳ đã có thể tiến hành xét nghiệm.
Phương pháp xét nghiệm ADN không xâm lấn được chỉ định cho các trường hợp cần xác định huyết thống cha – con sớm.
Lưu ý: Phải có kết quả siêu âm trước khi làm xét nghiệm ADN thai nhi.
Tổng kết về 3 cách xét nghiệm ADN thai nhi:
Xét nghiệm ADN thai nhi xâm lấn chọc ối | Xét nghiệm ADN thai nhi sinh thiết nhau thai | Xét nghiệm ADN thai nhi KHÔNG XÂM LẤN | |
Cách xét nghiệm | Bác sĩ dùng kim chọc hút lấy 3 – 5 ml nước ối dưới sự chỉ dẫn của siêu âm, sau đó phân tích và so sánh với mẫu ADN của người cha. | Bác sĩ dùng kim lấy nhau thai từ tử cung của thai phụ để tách ADN của thai nhi và tiến hành so sánh với mẫu ADN của cha. | Bác sĩ lấy 7 – 10ml máu của mẹ, tách chiết lấy cffDNA để so sánh với mẫu ADN của cha. |
Độ chính xác | 98 – 99% | 98 – 99% | 99,9% |
Độ an toàn | Tỷ lệ biến chứng sảy thai là 0.2%. Ngoài ra, thai phụ còn có thể gặp các biến chứng khác như rò rỉ nước ối, nhiễm trùng, chấn thương kim với tỷ lệ thấp. | Tỷ lệ biến chứng sảy thai là 0.2%. Ngoài ra, thai phụ còn có thể gặp các biến chứng khác như rò rỉ nước ối, nhiễm trùng, chấn thương kim với tỷ lệ thấp.
Thai nhi có nguy cơ bị dị tật tay, chân nếu xét nghiệm quá sớm trước 8 tuần tuổi. |
An toàn với cả mẹ và thai nhi vì xét nghiệm này hoàn toàn không xâm lấn vào tế bào thai |
Thời gian thực hiện được | Thai nhi đạt 15 – 20 tuần tuổi. | Thai nhi đạt 12 – 14 tuần tuổi. | Có thể xét nghiệm từ khi thai nhi được 8 tuần tuổi. |
Chi phí thực hiện | Khoảng 5 – 10 triệu | Khoảng 5 – 10 triệu | Khoảng 18 – 20 triệu |
Ai nên thực hiện | Người cần xét nghiệm huyết thống cha con nhưng hạn chế về khả năng tài chính | Người cần xét nghiệm huyết thống cha con. | Cần xét nghiệm ADN sớm với độ chính xác cao. |
Lời kết
Qua bảng phân tích ở trên, mẹ bầu dễ dàng nhận thấy cách xét nghiệm ADN thai nhi bằng phương pháp tách chiết ADN có mức độ an toàn cao nhất. Chỉ sử dụng máu mẹ và không xâm lấn vào tế bào thai. Vì vậy, nếu có mong muốn, mẹ bầu hãy ưu tiên phương pháp này mẹ nhé!
Hy vọng qua bài biết này, mẹ bầu đã trang bị đầy đủ kiến thức về cách xét nghiệm ADN thai nhi. Nếu có mong muốn đặt lịch hoặc giải đáp thêm thắc mắc, mẹ bầu để lại thông tin bên dưới bình luận hoặc đến trực tiếp tại GENTIS NGHỆ AN Số 97 Nguyễn Phong Sắc, Phương Hưng Dũng,TP Vinh hoặc liên hệ hotline 0986 278 578 để được tư vấn sớm nhất. GENTIS chúc mẹ bầu và em bé khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông chào
Pingback: Xét nghiệm ADN thai nhi có chính xác , an toàn không? - xét nghiệm ADN tại TP Vinh Nghệ An - GENTIS. Hotline 0986.278.578