Quan hệ huyết thống liệu có khác nhau khi hai anh em ruột không cùng nhóm máu?

Giải đáp ngay cùng Đ𝐚̣𝐢 𝐭𝐚́ 𝐇𝐚̀ 𝐐𝐮𝐨̂́𝐜 𝐊𝐡𝐚𝐧𝐡 – 𝐂ố 𝐯𝐚̂́𝐧 𝐤𝐡𝐨𝐚 𝐡𝐨̣𝐜 𝐜𝐚𝐨 𝐜𝐚̂́𝐩 𝐆𝐄𝐍𝐓𝐈𝐒 tại bài viết dưới đây với bất kể ai, khi thấy nghi vấn về vấn đề huyết thống đều có những băn khoăn, lo lắng nhất định.

Trường hợp anh chị em ruột có thể có cùng nhóm máu hoặc khác nhóm máu đã được chứng mình qua quy luật Mendel về di truyền học trong hệ thống nhóm máu.

+ Theo quy tắc trên, nhóm máu của bố mẹ kết hợp có thể tạo ra những nhóm máu khác nhau ở đời con. Do đó, nếu gia đình có hai con thì các con có thể mang nhóm máu khác nhau. Tuy nhiên, cũng có trường hợp các con có cùng nhóm máu với nhau và cùng nhóm máu với bố mẹ. Như vậy, anh chị em ruột không cùng nhóm máu là điều bình thường. Đồng thời, chỉ dựa vào nhóm máu để xác định quan hệ huyết thống là chưa đủ cơ sở mà cần xét nghiệm ADN để biết chính xác nhất.

Quan hệ huyết thống – Anh chị em ruột có cùng nhóm máu không?

Anh chị em ruột có thể có cùng nhóm máu hoặc khác nhóm máu! Điều này đã được chứng minh qua quy luật Mendel về di truyền học trong hệ thống nhóm máu.

Theo quy tắc trên, nhóm máu của bố mẹ kết hợp có thể tạo ra những nhóm máu khác nhau ở đời con. Do đó, nếu gia đình có hai con thì các con có thể mang nhóm máu khác nhau. Tuy nhiên, cũng có trường hợp các con có cùng nhóm máu với nhau và cùng nhóm máu với bố mẹ. Cụ thể:

Sơ đồ nhóm màu của anh chị em ruột dựa trên nhóm máu của bố mẹ
Sơ đồ nhóm màu của anh chị em ruột dựa trên nhóm máu của bố mẹ

Dự đoán nhóm máu của anh chị em trong gia đình thông qua nhóm máu của cả bố và mẹ

  • Nếu bố có nhóm A, mẹ nhóm máu A. Con sinh ra có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu O.
  • Nếu bố có nhóm A, mẹ nhóm máu B (hoặc ngược lại). Con sinh ra có thể mang một trong 4 nhóm máu A, B, AB hoặc O.
  • Nếu bố có nhóm A, mẹ nhóm máu AB (hoặc ngược lại). Con có thể mang nhóm máu A, hoặc nhóm máu B, hoặc nhóm máu AB.
  • Nếu bố có nhóm A, mẹ nhóm máu O (hoặc ngược lại). Con có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu O.
  • Nếu bố có nhóm B, mẹ nhóm máu B. Con có thể mang nhóm máu B hoặc nhóm máu O.
  • Nếu bố có nhóm B, mẹ nhóm máu AB (hoặc ngược lại). Con có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu B, hoặc nhóm máu AB.
  • Nếu bố có nhóm B, mẹ nhóm máu O (hoặc ngược lại). Con có thể mang nhóm máu B hoặc nhóm máu O.
  • Nếu bố có nhóm AB, mẹ nhóm máu AB. Con có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu B, hoặc nhóm máu AB.
  • Nếu bố có nhóm AB, mẹ nhóm máu O (hoặc ngược lại). Con có thể mang nhóm máu A hoặc nhóm máu B.
  • Nếu bố có nhóm O, mẹ nhóm máu O. Con chỉ có thể mang nhóm máu O.
Nhóm máu của anh chị em trong gia đình là sự kết hợp nhóm máu của bố và mẹ
Nhóm máu của anh chị em trong gia đình là sự kết hợp nhóm máu của bố và mẹ

Như vậy, anh chị em ruột không cùng nhóm máu là điều bình thường. Đồng thời, chỉ dựa vào nhóm máu để xác định quan hệ huyết thống là chưa đủ cơ sở.

Quan hệ huyết thống – Anh chị em ruột sẽ cùng nhóm máu khi nào?

Anh chị em ruột sẽ cùng nhóm máu với nhau trong 3 trường hợp dưới đây:

Trường hợp 1: Quan hệ huyết thống khi cả bố và mẹ đều cùng nhóm máu O

Nhóm máu là tính trạng do 3alen (A; B; O) quy định và biểu hiện nhóm máu của mỗi người phụ thuộc vào kiểu gen của người đó (kiểu gen gồm 2alen: AA; AO; AB; BB; BO; OO).
Người nhóm máu A có thể có kiểu gen AA hoặc AO; người nhóm máu B có thể có kiểu gen BB hoặc BO; người nhóm máu AB chỉ có kiểu gen AB và người nhóm máu O chỉ có kiểu gen OO.
Vì kiểu gen của con có 1alen của mẹ và 1alen của bố nên khi bố mẹ cùng có nhóm máu O thì con chắc chắn sẽ nhận của bố 1alen O, và của mẹ 1alen O, nên lúc này con sinh ra sẽ chỉ có nhóm máu O.

Quan hệ huyết thống khi bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu B thì các anh chị em ruột có thể mang 1 trong 4 nhóm máu
Quan hệ huyết thống khi bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu B thì các anh chị em ruột có thể mang 1 trong 4 nhóm máu

Trường hợp 2: Quan hệ huyết thống khi sinh đôi cùng trứng

Đây là trường hợp một trứng được thụ tinh bởi một tinh trùng tạo thành một hợp tử. Trong quá trình hợp tử phát triển nó sẽ tự tách đôi và phát triển thành 2 phôi thai. Như vậy, vật chất di truyền ở hai phôi thai hoàn toàn giống nhau nên những trường hợp anh chị em sinh đôi cùng trứng sẽ luôn giống nhau về nhóm máu và giới tính.

Những trẻ sinh đôi cùng trứng sẽ có giới tính và nhóm máu giống nhau
Những trẻ sinh đôi cùng trứng sẽ có giới tính và nhóm máu giống nhau

Trường hợp 3: Bố, mẹ có cùng nhóm máu A và cùng kiểu gen AA, hoặc bố, mẹ cùng nhóm máu A, bố có kiểu gen AA và mẹ có kiểu gen AO

Trong trường hợp này, các anh chị em ruột sẽ có nhóm máu giống nhau là nhóm A. Nguyên nhân là vì kiểu gen của con sẽ nhận mỗi bên bố mẹ 1 alen A tạo kiểu gen AA hoặc nhận ở bố 1alen A, ở mẹ 1alen A hoặc O tạo kiểu gen AA hoặc AO đều cho nhóm máu A. Tương tự với trường hợp bố mẹ có cùng nhóm máu B.

Nếu nghi vấn về quan hệ huyết thống của 2 anh em có thể đi xét nghiệm ADN

Như GENTIS đã phân tích ở trên, 2 anh em ruột khác nhau về nhóm máu là điều bình thường. Tuy nhiên để chắc chắn hơn, bạn có thể tới các cơ sở phân tích gen di truyền để xét nghiệm ADN.

Xét nghiệm ADN huyết thống GENTIS đạt top 10 dịch vụ vàng Việt Nam năm 2019
Xét nghiệm ADN huyết thống GENTIS đạt top 10 dịch vụ vàng Việt Nam năm 2019

Xét nghiệm ADN tại GENTIS là lựa chọn hàng đầu mà các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện vì:

Công nghệ hiện đại

Để có được kết quả chính xác cao, GENTIS đã đầu tư vào công nghệ máy móc trị giá hơn 2 triệu USD cho mỗi phòng xét nghiệm ADN với các trang thiết bị và quy trình theo khuyến cáo của FBI – Mỹ về giám định ADN.

Hệ thống công nghệ máy móc xét nghiệm hiện đại đạt chuẩn quốc tế
Hệ thống công nghệ máy móc xét nghiệm hiện đại đạt chuẩn quốc tế

Kết quả nhanh chóng và chính xác

Với các mẫu xét nghiệm được làm trực tiếp tại phòng xét nghiệm của GENTIS thì chỉ mất từ 4h để có kết quả với xét nghiệm ADN cha con và chính xác lên tới 99,99999998%.

Đạt tiêu chuẩn quốc tế

Phòng xét nghiệm quốc tế GENTIS được đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và ISO 15189:2012 đảm bảo quy trình xét nghiệm được chính xác và bảo mật.

Đội ngũ chuyên gia xét nghiệm hàng đầu để đảm bảo chất lượng 
Đội ngũ chuyên gia xét nghiệm hàng đầu để đảm bảo chất lượng

Đội ngũ chuyên gia hàng đầu

Tất cả kết quả xét nghiệm ADN của GENTIS được giám thực hiện bởi chuyên gia hàng đầu, cùng với đó là sự giám định của Đại tá Hà Quốc Khanh – Giám định viên tư pháp, Nguyên Giám đốc trung tâm giám định ADN, Nguyên viện phó Viện khoa học Hình sự Bộ công an – người đã có hơn 40 năm kinh nghiệm về giám định ADN.

Chuyên gia - Đại tá Hà Quốc Khanh
Mọi xét nghiệm ADN huyết thống tại GENTIS đêu được giám định bởi chuyên gia – Đại tá Hà Quốc Khanh

Nếu có mong muốn giám định quan hệ huyết thống của anh chị em ruột qua việc thực hiện xét nghiệm ADN, bạn chỉ cần cung cấp một trong các mẫu vật là: tóc, móng chân, móng tay, niêm mạc miệng hoặc bàn chải đánh răng đã qua sử dụng… của 2 người cần giám định. Bạn cũng có thể làm xét nghiệm ADN thai nhi từ tuần thai thứ 7 trong trường hợp cần thiết.

GENTIS đảm bảo bảo mật 100% mọi thông tin cá nhân của khách hàng
GENTIS đảm bảo bảo mật 100% mọi thông tin cá nhân của khách hàng

Bạn có thể tự lấy mẫu ADN tại nhà và nên sử dụng mẫu tóc vì dễ thực hiện nhất. Quy trình thực hiện bạn theo dõi hướng dẫn trong video dưới đây!

Lưu ý: Trong quá trình lấy mẫu, không nên để chân tóc chạm vào tay để tránh tình trạng nhiễm mẫu hoặc mẫu không được đảm bảo. 

Bài viết trên đã giúp bạn có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gọi tới  0986 278 578 để được tư vấn chi tiết nhé!

One thought on “Quan hệ huyết thống liệu có khác nhau khi hai anh em ruột không cùng nhóm máu?

  1. Pingback: super strength cialis

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ TẠI GENTIS

Cảm ơn Quý khách đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của GENTIS, Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới để được hỗ trợ, tư vấn một cách tốt nhất!